Đặc sản rừng lạ miệng khó quên

Đặc sản rừng đậm chất cho mộ người dân đồng bào với các món ăn đặc sắc nhất, khó tả và khó quên. Hãy dành một chút thời gian để mình điểm lại những món ăn mà bạn chưa từng được ném qua lần nào. Hương vị của núi rừng đậm đà bản sắc dân tộc

Người tạo: Admin

Ngày nay, các món đặc sản rừng đã không còn xa lạ gì với những người sành ăn. Cuộc sống ngày càng hiện đại, đời sống của người dân cũng được nâng cao, việc tìm kiếm và thưởng thức những món ăn vừa độc vừa ngon được nhiều người chú ý. Đặc sản rừng là một trong những món ăn như thế. Những món đặc sản rừng thường có giá trị dinh dưỡng rất cao, hương vị lại đặc biệt do các loại sinh vật này sinh sống trong môi trường phức tạp. Trước đây, việc tìm kiếm những món ăn đặc sản rừng rất khó khăn vì đa số những loài động vật đó đều thuộc diện nghiêm cấm khai thác. Thế nhưng những năm trở lại đây, khi công nghệ hiện đại việc tiếp cận và nuôi trồng các loại động vật rừng phổ biến thì những món đặc sản rừng cũng không khó kiếm như trước. Đặc sản rừng cũng góp phần làm cho văn hóa ẩm thực thêm phong phú.

 

Đặc sản rừng

Đặc sản rừng

>>>Xem thêm: Các món ăn đặc sản Nha Trang

Đặc sản Tây Nguyên lạ miệng khó quên

1. Lợn "cắp nách"

 

Lơn quay

Lợn rừng quay

Trong từ điển các món đặc sản rừng thì lợn mán chắc không còn xa lạ gì. Lợn mán hay còn gọi là lợn cắp nách hay heo rừng, được người tân tộc Mường nuôi nhiều ở các vùng đồi núi. Do đặc thù là địa hình đồi núi nên người đồng bào khi nuôi lợn này thường không phải làm chuồng mà thả rong cho lợn tự kiếm ăn. Đặc điểm nhận dạng của lợn mán là chúng có lông cứng và nhọn như lông nhím, da dày và đen trùi trũi, chân gầy và cao. Vì không được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, mà đa phần chúng lớn lên từ thức ăn sẵn có trong tự nhiên như cỏ, rau nên thịt của lợn mán rất thơm và ngon, da dày nhưng lại rất mềm.

 

Heo rừng

Lợn rừng

Lợn "cắp nách" hay chỉ có ở vùng cao. Lợn cắp nách được người dân thả rông xung quanh nhà, vào rừng tự sinh sống, tự kiếm thức ăn. Vì vậy thịt của chúng rất thơm ngon,dai,chắc,chẳng khác nào thịt lợn rừng, đặc biệt là đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm. Lợn cắp nách là một đặc sản nổi tiếng ở miền núi. Lợn cắp nách được nuôi đến khi lớn người dân bắt cho vào gùi đeo hay xách tay hoặc thậm chí cắp vào nách để đem đi bán nên được gọi là lợn cắp nách. Đặc biệt giống lợn này chỉ nặng khoảng từ 10 – 15kg, con lớn nhất cũng chỉ 20kg nên thịt hầu như không có mỡ, ăn rất ngon. 

 

Thịt lơn xiêm que

Thịt lơn rừng xiêm que

Lợn cắp nách được nuôi đến khi lớn người dân bắt cho vào gùi đeo hay xách tay hoặc thậm chí cắp vào nách để đem đi bán nên được gọi là lợn cắp nách. Đặc biệt giống lợn này chỉ nặng khoảng từ 10 – 15kg, con lớn nhất cũng chỉ 20kg nên thịt hầu như không có mỡ, ăn rất ngon. Thịt lợn mán hấp hoặc nướng thường được ướp chung với sả băm nhuyễn. Món ăn này khi đã chế biến xong thường có mùi thơm của sả, hương thơm tự nhiên của miếng thịt lợn. Gắp một miếng cho vào miệng nhai sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của miếng thịt, mềm và thơm hơn hẳn thịt lợn thông thường. Thịt lợn mán có bán rất nhiều ở các quán ăn, nhà hàng chuyên đặc sản rừng.

2. Dê rừng

 dê rừng

Dê rừng

Sở hữu một vùng với điều kiện thuận lợi và một vùng đất Tây Nguyên điều kiện cho người dân nơi đây nuôi dê cho ra những món ăn và đặc sản chinh đôi bàn tay người dân làm ra. Có thể nói khi nhắc đến đặc sản rừng thì những món ăn chế biến từ dê núi thì không có gì gọi lại cưỡng lại Có thể nói khi nhắc đến đặc sản rừng thì những món ăn chế biến từ dê núi đã không còn lạ lẫm với những người sành ăn đặc sản rừng. Dê núi ngon nhất là ở Ninh Bình. Cũng không hiểu tại sao dê núi Ninh Bình lại ngon hơn những vùng khác nên bên chúng tôi đã thử tìm hiểu và phát hiện ra rằng tại Ninh Bình do địa hình chủ yếu là núi đá, có nhiều loại cây cối mọc trên những triền núi và dê khi nuôi thường được thả cho tự kiếm ăn trên những triền núi nên thịt săn chắc và rất thơm ngon.

 

Thịt dê

Thịt dê rừng

Bên cạnh đó, Ninh Bình còn sở hữu những nhân tố đặc biệt đủ để làm cho những món ăn chế biến từ dê núi có hương vị thơm ngon vượt trội như rượu Kim Sơn, cơm cháy và các loại rau. Ngoài ra ở Ninh Bình còn có một nghề mà phải nói là nghề gia truyền là chế biến thịt dê nên những món ăn ở đây sẽ thơm ngon hơn so với những vùng khác. Cũng như thịt lợn mán thì thịt dê núi Ninh Bình cũng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau rất hấp dẫn. Những món ăn phổ biến nhất của thịt dê có thể kể đến là lẩu dê, dê áp chảo, dê xào lăn, nầm dê nướng, tái dê, dê hấp. Thịt dê sau khi rửa sạch được tẩm ướp gia vị vừa ngấm, sau đó mang đi chế biến. Bảo đảm thịt dê núi Ninh Bình khi ăn sẽ rất khó quên vì miếng thịt mềm, ngọt và thơm.

>>>Xem thêm: Thưởng thức món ngon của Cao Nguyên Mộc Châu

3. Thịt Nai 

Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non. Thịt bò 7 món đã gây thèm muốn, có nơi trở thành đặc sản, nhưng 7 món nai vượt xa một cách bất ngờ, cho nên càng không thể so sánh với bò, cho dù là bê cũng không đọ nổi với thịt nai. Các nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Buôn Ma Thuột - TP trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc... bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.

 

Thịt nai rừng

Thịt nai rừng

Thịt nai nướng thái mỏng ướp mỡ nước và gia vị rồi cắt mấy lát gừng nướng riêng để ăn nóng cùng lúc rất hợp. Nai nướng không cần nước chấm, cũng không cần muối tiêu, miếng thịt nai nướng chín ngọt, mềm cộng với vị gừng nóng kích thích người ăn đến mê say mặc dù chẳng cần dùng đến rượu. Nai nhúng giấm như một bản nhạc đã chuyển gam bởi lẽ đã thấm đậm đà một hương vị không giống miếng nai nướng béo ngậy. Nai nhúng cũng phải thái mỏng nhưng lại ướp với sả nước mắm ngon, ngũ vị hương và tỏi. Khi ăn phải dùng lẩu đặt giữa bàn, nước dùng có pha giấm đun sôi sục, cạnh lẩu là một khay to đựng đủ loại rau: sa lát, cà chua, hành tây thái khoanh, chuối xanh thái lát.

 

Thịt nai khô

Thịt nai khô

Nai khô có thể là đầu bảng trong các món nai. Nai khô không béo ngậy như nai nướng vì cách thức và nguyên liệu tẩm ướp khác nhau nên miếng nai khô ngọt lịm. Thịt nai thái ngang thớ, miếng dài chừng 5cm ướp kỹ bằng xì dầu, sả, muối, đường, ớt mè trắng và ngũ vị hương. Sau khi ướp trong vòng 80 phút lấy từng miếng nướng trên than hoa, nướng xong dùng sống dao dần cho miếng thịt mềm mại rồi ăn mà không cần chấm với bất cứ thứ gì.

4. Gà nướng 

Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng. Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Đất ở Bản Đôn rộng, vườn thưa, gà nuôi ở đây được thả rông tự do, thức ăn chính của chúng là cỏ non, côn trùng và lúa rẫy. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con.

 

Gà nướng

Gà nướng bản đôn

Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng. Chú ý, sả được giã nhỏ rồi chỉ lọc lấy nước chứ không ướp cả củ, nước sả càng nhiều, thịt nướng càng thơm ngon. Con gà thường được kẹp vào thanh tre rồi quay đều trên lửa than. Bếp than to nên một lần có thể nướng quay nhiều con, cứ vài phút xoay trở một lần cho đến khi gà chín chuyển sang màu vàng, tươm mỡ bóng nhẫy. Thoạt nhìn cũng đủ cồn cào dạ dày.

 

thịt gà nướng

Gà nướng sẵn

Để ăn gà nướng ở Bản Đôn "đúng bài", thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.

5. Nhím

 

Nhím quay

Nhím quay

Nhím là loại động vật thuộc bộ gặm nhấm, đây cũng là một trong những đặc sản rừng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, món ăn này không xuất hiện đại trà trong các nhà hàng quán ăn mà chỉ có bán ở những nơi chuyên về đặc sản rừng. Nhím có ưu điểm là thịt nạc, chắc, không có mỡ, phần da dày nhưng giòn nên khi ăn thường không có ngán và dù chế biến theo cách nào thì món thịt nhím vẫn rất đưa miệng. Các món ăn chế biến từ thịt nhím rất phong phú như nướng, hấp, rang muối, xào lăn, hầm. Nhưng trên hết món ăn được nhiều người thích nhất là thịt nhím hấp cuốn lá lốt.

 

Thịt nhím

Thịt nhím

Thịt nhím sau khi sơ chế sạch sẽ mang đi ướp gia vị kĩ lưỡng, rồi mang đi hấp. Món này ăn kèm với lá lốt, bánh đa, dưa chuột, dứa, gừng, rau thơm. Thịt nhím sau khi hấp có mùi thơm, hơi dai dai, giòn và đậm đà, cuộn chung với những món ăn kèm sẽ tạo nên một mùi vị hoàn hảo. Vị thơm ngọt dai giòn của thịt nhím kết hợp với vị cay mát từ lá lốt dưa chuột sẽ mang đến cho thực khách những ấn tượng khó quên của món ăn. Ngoài ra nước xì dầu đậm đặc dậy mùi thơm dùng làm nước chấm góp phần làm nên điểm 10 cho món ăn.

>>>Xem thêm: Long An những món ăn quê hương

6. Cơm Lam

 

Cơm lam

Cơm lam daklak

Cơm lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa xanh ngút đầu non. Bắt đầu từ những chuyến đi dài ngày của người đàn ông với ống gạo mang theo, dao quắm và đánh lửa cùng ống nứa sẵn trong rừng nhưng theo bước chân những người khách du lịch, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản, làm say lòng du khách.

 

Cơm lam

Cơm lam nướng

Để làm được cơm lam ngon đòi hỏi một sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Đầu tiên phải chọn cây nứa ngô còn non, chặt lấy gióng lưng chừng nứa rồi phạt đi đầu mặt, dùng lá nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi. Gạo nếp làm cơm lam phải chọn loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là "khảu tan" (nếp tan). Ngâm gạo, vo sạch, rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam, cùng với dòng nước suối trong vắt sẽ tạo nên một cơm lam hương vị đặc biệt của núi rừng, có thể làm say lòng bất cứ người thưởng thức nào.

 

Cách làm cơm lam

Cách làm cơm lam

Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp nứa mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm lam ngon nhất khi ăn với muối vừng.

 

Tin cùng chuyên mục

Bình luận