Những món ăn đặc sản ở An Giang
An Giang là một tỉnh với nhiều sản vật mà thiên nhiên ban tặng. Không những thế, các món ngon đậm chất miền Tây Nam Bộ nơi đây cũng khiến nhiều người quyến luyến không muốn rời xa. Là một tỉnh giáp ranh vùng biên giới Campuchia. Vì thế, không chỉ có văn hóa đời sống đa dạng, pha lẫn giữa người Kinh, người Khmer, người Việt mà còn làm phong phú thêm nền văn hóa ẩm thực ở đây. Có thể nói, khi du khách đi du lịch đến miền đất này, ít nhiều cũng được nghe qua về các loại đặc sản, món ăn ngon nổi tiếng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua một số trong những món ăn ngon đặc sản ở An Giang để các bạn nếu có đi Tour du lịch Châu Đốc hoặc đi du lịch hành hương về vía miếu bà chúa Xứ, sẽ có cơ hội tìm thưởng thức những món ngon độc đáo này ở miền đất An Giang.
Đặc sản Bò leo núi
Món ăn đặc sản An Giang - Bò leo núi
Ở vùng Tân Châu (An Giang) có món ăn ngon trứ danh là bò leo núi. Nhiều người cứ nghĩ bò leo núi chắc là thấy từ thịt bò nuôi ở trên núi nên có thịt săn chắc, tươi ngon. Thực ra, bò leo núi cũng được chế biến từ bò tơ, nhưng vì cách chế biến, tẩm ướp rất đặc biệt ở đây nên mới gọi là “bò leo núi”. Nhờ vào bàn tay khéo léo của các đầu bếp, món bò leo núi được chế biến theo một cách rất khác lạ, khác nhiều so với các món bò nướng trong ẩm thực người Việt vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thịt được cắt dày hơn so với các món bò nướng như thường thấy. Đầu tiên thịt được ướp bằng trứng gà tươi được khuấy đều, chuẩn bị vỉ nướng bằng gang. Giữa vỉ mô lên tròn trĩnh tượng hình quả núi nên tên gọi món ăn xuất phát từ điểm này. Cho một miếng mỡ heo thật to lên trên vỉ được bắc trên bếp than hồng, khỏa đều. Mỡ heo tan ra, sau đó để từng miếng thịt bò lên và phết 1 ít bơ vàng óng lên trên đó. Trứng và bơ hòa quyện thấm vào thịt thơm lừng, ngọt lịm.
Trở đều để miếng bò không quá khô vừa còn giữ lại độ mềm, ngọt của gia vị. Miếng thịt dù để trên bếp bao lâu vẫn không bị dai, cứng mà luôn mềm mại, rất vừa miệng ăn. Thịt nướng xong được gói với bánh tráng, rau sống, chuối chát... chấm với chao hoặc mắm bò hốc. Món này ăn ngon, có thể nhấm thêm chút bia để tăng độ ngon của bữa ăn. Nếu có đi du lịch Châu Đốc, ghé vùng biên giới Tân Châu, Quý vị hãy nhớ đừng bỏ qua dịp để thưởng thức món ngon đặc đặc sản này nhé.
>>> Xem thêm: 10 món đặc sản không nên bỏ qua
Đặc sản Tung lò mò
Món ăn đặc sản An Giang - Tung lò mò
Cùng với các cộng đồng dân cư khác, cộng đồng người Chăm ở An Giang có những món ăn hết sức thú vị, một trong số đó phải kể đến món tung lò mò – món ăn hấp dẫn từ cái tên tới hương vị độc đáo. Nó còn có một tên gọi khác là món lạp xưởng bò. Tung lò mò được làm từ thịt bò vụn, sau khi loại bỏ những phần dai cứng, thịt bò sẽ được đem rửa sạch để ráo, khử mùi bằng cách ướp với chút rượu và gừng, sau đó sắt thành miếng, băm hoặc say nhỏ.Để được tung lò mò ngon nhất, người ta phải lấy thịt bò ngon như: đùi, bắp hoặc thịt bò nạc lóc từ xương. Món tung lò mò có hai loại là chua và không chua. Để món tung lò mò trở thành món ngon độc đáo, người Chăm còn cho vào đó một nguyên liệu đặc biệt – cơm nguội. Cơm nguội khi được lên men có vị chua lạ miệng cho người ăn.
Đặc sản Khô rắn nướng An Phú
Món ăn đặc sản An Giang - Khô rắn nướng
Hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu về món rắn khô của An Giang nhé. Bạn nào sợ rắn thì cũng không lo vì món ăn này cực ngon, ngon đến nỗi mà các bạn chỉ muốn ăn hoài và quên mất nó được làm từ… rắn.
Ở An Giang, có nhiều loại thịt khô như khô cá sặc rằn, khô cá lóc, khô cá chạch... nổi tiếng nhất là khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông. Khô rắn nơi đây nổi tiếng khắp cả vùng và là thức quà cho người thân, bạn bè.
Thường thì vào mùa nước nổi, rắn ở đây nhiều vô số kể, không chỉ cư dân vùng biên mà cả người dân Campuchia cũng theo nhau săn rắn. Để bảo quản lâu hơn thịt rắn, nhiều chủ vựa rắn đã sáng tạo ra cách làm sạch rắn rồi đem phơi khô. Rắn được chọn chế biến khô thường là rắn nước, rắn bông súng, ri voi, ri cá...
>>> Xem thêm: Các món ăn đặc Bình định
Đặc sản Cốm dẹp An Giang
Món ăn đặc sản An Giang - Cốm dẹp An Giang
Nghề giã cốm dẹp từ xưa đã là nghề truyền thống ở nhiều làng làm nghề nông của đồng bào Kh’mer Tây Nam Bộ. Với người Kh’mer, đặc sản cốm dẹp còn gắn với lễ hội Ooc-om-boc nổi tiếng (lễ cúng trăng vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm).
Cứ mỗi độ thu về, khi những hạt lúa nếp đầu mùa vừa ngậm sữa căng hạt là lúc thích hợp để người dân địa phương gặt về làm cốm. Thóc nếp được sàng sảy cẩn thận, đem ngâm nước một đêm, tiếp đó phơi khô dưới nắng, sau đó rang chín rồi giã dẹp.
Khác với món cốm đặc sản Hà Nội, cốm An Giang không có màu xanh mát mà là màu trắng ngà.
Theo kinh nghiệm được truyền lại, muốn mẻ cốm dẻo và ngon thì phải rang trong những chiếc om, hay nồi đất làm thủ công. Rang cốm cũng phải khéo, rang quá lâu thì nếp cứng, còn rang nhanh quá thì nếp sẽ sống, khi giã cốm dễ bị nhão.
Với người Khmer, cốm dẹp là món ăn hấp dẫn đầu mùa, là phẩm vật dâng tế thần linh và trời đất. Khi ăn, chỉ cần có cốm dẹp và cơm dừa rám nạo nhuyễn, cho một ít đường cát hoặc đường thốt nốt, một chút nước dừa tươi lên trộn đều, để chừng một giờ để cốm dẻo là có thể ăn được.
Bò cạp Bảy Núi
Món ăn đặc sản An Giang - Bò Cạp Bảy Núi
Miền đất An Giang có nhiều đặc sản độc đáo, trong đó có món bọ cạp vùng Thất Sơn vô cùng nổi tiếng.
Khi ăn bò cạp, các bạn nên dùng kèm rau thơm, cà chua, dưa leo, vài cọng ngò, và chấm với muối tiêu chanh (hoặc nước tương). Nếu bạn đủ can đảm thì sao lại không nếm thử món ăn thú vị này.
Theo nhiều người tiết lộ, phần bụng của bò cạp là ngon nhất vì ngoài vị của cỏ cây thuốc đọng lại trong bao tử của chúng, thì còn có vị béo bùi đặc trưng mà côn trùng khác không có.
Bọ cạp còn được lấy để ngâm rượu, rượu bọ cạp có giá trị dược tính rất cao; vì thế, những người Kh’mer địa phương thường dùng bò cạp chiên với rượu ngâm bò cạp, vừa chữa được chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp lại rất ngon miệng.
Mắm Châu Đốc
Món ăn đặc sản An Giang - Mắm Châu đốc
Mắm Châu Đốc là sản phẩm của người dân Nam Bộ trong thời gian khai hoang lập ấp nơi đây. Thuở ấy, vùng đồng bằng sông Cửu Long đất rộng người thưa, nguồn tôm cá rất dồi dào; nhất là vào mùa nước nổi thì tôm cá ăn không hết nên họ đã tìm ra cách chế biến để sử dụng dần, đó là phơi khô tạo ra món ăn phòng khi mưa gió hoặc khi hiếm cá. Từ đó, mắm Châu Đốc trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng.
Theo kinh nghiệm trong nghề chế biến mắm của người Châu Đốc thời xưa, cá trước khi chế biến bắt buộc phải được rửa sạch bằng nước sông, không dùng nước mưa hay nước nào khác mới đảm bảo ngon; còn khi chao mắm chỉ được chao bằng đường thốt nốt thì mắm mới có hương vị thơm ngon đặc trưng chính hiệu mắm Châu Đốc.
>>> Xem thêm: Quảng Ngãi nơi những đặc sản
Cháo bò Tri Tôn
Món ăn đặc sản An Giang - Cháo bò Tri Tôn
Nếu về miền Tây, các bạn đừng quên thử qua các món cháo; đặc biệt là món cháo bò vùng Tri Tôn hoặc Tịnh Biên (An Giang) – những nơi có đàn bò đông nhất tỉnh, đa phần là bò bản địa nên thịt ngon, nhiều nạc.
Để có một bát cháo bò ngon phải chọn được thịt bò bản địa (bò nuôi tại vùng Bảy Núi), đặc biệt bộ lòng phải làm thật kỹ và sạch. Cháo muốn ngon thì phải được nấu trên bếp than hồng; bộ lòng luộc chín phải để riêng ra.