Tình trạng ô nhiễm kênh rạch tại tp Hồ Chí Minh
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.000 kênh rạch, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thoát nước chống ngập lụt. Tuy nhiên, hiện nay khi nhắc đến những con sông này người dân thành phố chỉ liên tưởng đến những dòng sông đen và bốc mùi hôi thối.
Đa số các con kênh, rạch trên địa bàn thành phố đều có một màu đen do bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước tại các con kênh bị ô nhiễm nghiêm trọng chuyển thành màu đen kịt, đặc quánh và bốc mùi hôi thối cùng nhiều rác thải, ruồi, muỗi, gián, chuột ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân ở khu vực xung quanh kênh, việc ô nhiễm nãy khiến bao người dân bức xúc và khó chịu.
Một vài điểm ô nhiễm nghiêm trọng
Theo như tìm hiểu của các phóng viên thực tế thì hầu hết các con sông trong địa bàn thành phố đều đang trong tình trạng ô nhiễm nặng. Những con kênh bẩn nhất có thể kể đến như: Rạch Bàu Trâu giáp ranh giữa quận Tân Phú và quận 6; rạch Phan Văn Hân (phường 17, quận Bình Thạnh); kênh Nước Đen (quận Bình Tân), kênh 19/5 chảy qua các quận Tân Bình, Bình Thạnh, quận 4; kênh A41 (quận Tân Bình). Ngoài hứng chịu lượng rác thải sinh hoạt chủ yếu do người dân sống hai bên bờ rạch thải xuống thì dòng sông này còn phải hứng chịu rất nhiều rác thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất nhỏ lén lút đổ xuống những con rạch này.
Kênh nước tại Thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng
>> Xem thêm: Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước
Con kênh nối từ chợ Bà Chiểu ra đường Trường Sa thuộc địa phận quận Bình Thạnh là một trong những con kênh bị ô nhiễm nặng, trên mặt nước từng bịch ni lông nổi lềnh bềnh phủ lên một màu trắng trên mặt nước đen kịt, các rác thải sinh hoạt của người dân khu vực gần đấy vứt thẳng xuống nước làm tình trạng trở nên xấu hơn. Đây là một trong số những con kênh đổ ra dòng kênh Nhiêu Lộc Thị nghè, với tình hình bị ô nhiễm nặng như vậy, khi có một trận mưa lớn thì nước sông nâng cao các chất thải bẩn đổ ra dòng Nhiêu Lộc dẫn đến khu vực ô nhiễm bị lan rộng ra, biểu hiện của sự ô nhiễm đó là tại khu vực kênh Nhiêu Lộc đã có dấu hiệu cá chết trắng nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Những người quản lý khu vực không thể kiểm soát tình trạng vứt rác của người dân nên công tác quản lý chưa được hiệu quả.
Ngoài ra, rác và nước thải công nghiệp cùng nước thải sinh hoạt không qua xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường xuống những dòng kênh đang làm cho nhiều con kênh, rạch tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm nặng. Bình Chánh là nơi tập trung nhiều con kênh, rạch tuy nhiên hầu hết chings là nơi cuối nguồn của nhiều con kênh, rạch, là nơi các con kênh khác trong nội thành đổ về. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm các dòng chảy ở Bình Chánh đang trở nên nghiêm trọng và khó quản lý đối với chính quyền địa phương khi chất ô nhiễm chảy từ đầu nguồn về.
Nước thải công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước
Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B thuộc địa bàn huyện Bình Chánh là 2 xã đang có tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Nhiều con rạch hở trước đây đã bị lấp. Nhưng hiện nay tại xã Vĩnh Lộc A có 21 cơ sở sản xuất gây ra ô nhiễm môi trường, có hơn 300 hộ chăn nuôi gây ô nhiễm bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều bãi rác tự phát với lượng rác hàng ngày đổ vào vô cùng lớn làm trầm trọng hơn các vấn đề về môi trường. Số lượng cơ sở sản xuất bị ô nhiễm ở xã Vĩnh Lộc B ít hơn, chỉ còn 12 cơ sở ô nhiễm môi trường, 53 hộ chăn nuôi nằm xen trong khu dân cư. Do địa bàn xã có dân cư đông (mỗi xã có hơn 100.000 dân) nên công tác quản lý của chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Một con kênh cũng đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng phải kể đến rạch Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh là một trong những con rạch về “cơ bản” đã ngập đầy rác thải và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước tại đây đã đổi màu từ lâu, trở nên đen kịt và có mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng nhiều vô kể. Theo như điều tra sơ bộ, sở dĩ nó có tình trạng ô nhiễm tại khu vực này là bởi sự thiếu ý thức của người dân địa phương sống dọc hai bên bờ rạch, có những hộ dân còn lấn chiếm rạch để xây những căn nhà tạm bợ. Khó có thể thống kê được có bao nhiêu rác thải sinh hoạt kể cả hữu cơ và vô vơ đã bị vứt xuống dòng kênh này, nhìn mức độ rác thải trên bề mặt của con rạch này dễ dàng biết được tình trạng ô nhiễm ở đây đã quá nghiêm trọng chưa tính đến các nguồn ô nhiễm có trong nước và ở dưới tầng nước mặt. Chính quyền nơi đây cũng phát động phong trào vớt rác dưới kênh nhưng hiệu quả lại không cao, rác thải vớt hết lại đầy tình trạng ô nhiễm vấn không được cải thiện.
Ô nhiễm nguồn nước làm cá chết hàng loạt
Tương tự như rạch Phan Văn Hân, kênh Ba Bò nằm giáp ranh thành phố HCM và tỉnh Bình Dương cũng bị ô nhiễm nặng nề. Mức độ ô nhiễm của dòng kênh này ngày càng gia tăng đến mức báo động và không thể khắc phục được. Đoạn kênh chảy qua Tỉnh lộ 43, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức có màu đen kịt. Theo chia sẻ của người dân sinh sống dọc tuyến kênh, trước đây mức độ ô nhiễm ở con kênh này có dấu hiệu được cải thiện nhưng gần đây trên dòng kênh này, tình trạng ô nhiễm trầm trọng tái diễn, đặc biệt sau những cơn mưa, dòng kênh sủi bọt trắng và bốc mùi hôi thối nồng nặc, khi mưa nước trong kênh dâng lên bám vào đường bê tông hai bên làm mặt đường cũng ố vàng hoặc chuyển sang màu đen. Chưa hết, lợi dụng việc trời mưa, nhiều doanh nghiệp quanh khu vực lén lút xả nước thải chưa xử lý ra kênh làm nước kênh càng ô nhiễm trầm trọng hơn.
Mỗi ngày con kênh Ba Bò này phải nhận lượng nước thải công nghiệp khá lớn từ các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương và quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh như Khu Công nghiệp Sóng Thần 1, Khu Công nghiệp Sóng Thần 2, Khu Công nghiệp Đồng An. Ngoài ra, ven bờ kênh Ba Bò, lượng nước thải sinh hoạt của người dân hai bên bờ kênh thải xuống cũng không nhỏ cũng góp phần vào việc làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm nơi đây.
Trước những vấn đề này, các cơ quan chức năng đã đề ra những biện pháp khắc phục, cải tạo các con sông bị ô nhiễm, ngăn chặn sự ô nhiễm này lây lan ra bên ngoài. Khung hình phạt để xử lý những đối tượng vi phạm về lĩnh vực môi trường đã được ban hành và áp dụng ngày càng triệt để hơn. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, thành phố cần tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Các cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp răn đe đối tượng làm ô nhiễm
>> Xem thêm: Dịch vụ email hosting là gì?
Trên thực tế, những công việc này đã được áp dụng nhưng hiệu quả mang lại không như ta mong muốn. Các công tác tình nguyện vớt rác thải trả lại sự trong sạch cho các con kênh trong địa bàn thành phố luôn được triển khai nhưng cứ vớt hết lại đầy, người dân không có ý thức trong việc bảo vệ môi trường mặc dù đã ra sức tuyên truyền vận động quần chúng. Vì lợi ích trước mắt của chính mình mà con người ta không quan tâm đến môi trường và làm nguy hại đến môi trường. Các cơ quan chức năng cần có những biện pháp thẳng tay trừng trị những kẻ đã phá hoại môi trường sống của chúng ta, trả lại cho người vô tội một không khí trong lành.
Tags: ô nhiễm kênh rạch ở tphcm, kênh ô nhiễm ở sài gòn, hệ thống kênh rạch ở tphcm, nguyên nhân ô nhiễm kênh rạch, vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở thành phố hồ chí minh, kênh tẻ ô nhiễm, ô nhiễm môi trường ở quận 8, hậu quả của ô nhiễm kênh rạch